Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...
Liên kết với FB Nam Ròm để xem Hình Xưa Mời các bạn xem thêm Hình Xưa mà Ròm post mới trên mạng Net FB trước khi post vào Blog này .

29 thg 4, 2013

Hình ảnh xưa : Việt cộng đối với trẻ em miền Nam như thế nào ?

Tội ác chiến tranh cua V+
1965 Nạn nhân chiến tranh: con thơ khóc cha ở Pleiku

trẻ em mồ côi ở Gò Vấp 1971

hai trẻ mồ côi ở Xóm Chiếu an ủi lẫn nhau

28 thg 4, 2013

Tổng Thống Thiệu Đã Thoát Chết Như Thế Nào ?

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjevspJEOem_5ubGcLU-LZ7k-B0MMgmmSTdjAHK3L1WWpOBhoRKWisPDaCKXEXNLy7cQO4THSe62m2d4mnSFoYYFxkvpvMiZLQzr5y0n0PGhrkqCWkRWhAVhD0RzWM4UFZXI7AX4S37sO8/s400/Nguyen_Van_Thieu.jpg


Nhân dịp kỷ niệm ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tạ thế, 29 tháng Chín, xin đặc biệt giới thiệu một số chi tiết về những ngày cuối của ông tại Việt Nam, trong khung cảnh nhiễu nhương của miền Nam đang hấp hối. Tác giả là Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng tại một Đại học ở miền Đông Hoa Kỳ, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Ông có những quan hệ đặc biệt với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại sứ Graham Martin và sau 1975 đã thu thập dữ kiện, kể cả tài liệu sống của những người trong cuộc, để viết về thân phận Việt Nam Cộng Hoà. Sau cuốn “The Palace Files” bằng Anh ngữ xuất bản năm 1986, được Cung Thúc Tiến chuyển qua Việt ngữ, ông đã viết cuốn “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” cho độc giả Việt Nam, xuất bản năm 2005.

 
 Tài liệu kế tiếp là cuốn sách có tựa đề “Tâm Tư Tổng Thống Thiệu” sẽ xuất bản nay mai. Đây là một phần trong Chương 18 của cuốn sách trên, liên hệ đến hoàn cảnh của Tổng thống Thiệu sau khi phải từ chức và ra khỏi Việt Nam. Chúng tôi xin cảm tạ tác giả và xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả…

THOÁT CHẾT LÚC RA ĐI

26 thg 4, 2013

Phim xưa : Ngày cuối của SàiGòn

Ngày cuối của Sài Gòn 

 

 

Square1 (Danlambao) - Đây là trích đoạn của phim tài liệu dài 60 phút tên The fall of Saigon, tập thứ 12 trong bộ phim Battlefield Vietnam do mạng lưới truyền hình Mỹ PBS thực hiện năm 1999. Trước đây, square1 đã dịch, đã đăng trong blog của mình, và chỉ vài ngày sau, video có tiếng Việt bị các... a... người quen xông vào, đập đầu, còng tay, bịt mắt lôi đi đâu mất tích!

Nay nhờ youtube có khả năng ghi lại lời dịch ngay trong youtube, nên square1 dịch lại. Không biết các "người quen" có xông nổi vào nhà youtube mà cưỡng chế cái video này nữa hay không?

Theo youtube, đến hôm nay, video đã được xem 75,775 lần.

Ghi chú: (*) Câu  cái cột đèn ở Sàigòn nói: "giá mà tao đi được... là do square1... thêm vào, không có trong video!

 

 

23 thg 4, 2013

Hình xưa lể kỷ niệm 100 năm thành lập của trường Lasan Taberd 17 tháng 2 năm 1974




Xin thân tặng tất cả CHS các trường bạn và Taberd đã tham dự, góp công vào buổi lễ kỹ niệm đệ bách chu niên cũa trường vào ngày 15-2-1974 đến 18-2-1974.

Đây là một số hình ảnh về ngày lể kỷ niệm 100 năm thành lập của trường , 17 tháng 2 năm 1974. Cho tới ngày nay, Lasan Taberd là trường học duy nhất tại Việt Nam có được ngày lể kỷ niệm 100 năm thành lập. Tiếc thay, chúng ta không còn dịp để tham dự ngày kỷ niệm 120 năm hay 150 năm của trường. 



22 thg 4, 2013

30 tháng 4 .... Tổ Quốc Ghi Ơn

Tổ Quốc Ghi Ơn


38 năm kể từ ngày 30.4.1975, niềm uất hận tưởng chừng như phôi pha, nhưng không, vẫn luôn canh cánh bên lòng...suốt chặng đường dài vừa qua nhân dân VN không bao giờ quên được sự hy sinh cao cả của các Tướng lãnh, Sĩ Quan và quân nhân các cấp thuộc quân lực VNCH với trách nhiệm BẢO QUỐC AN DÂN trong không khí Tự Do của hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà.

Những ai đã chết vì sông núi
Sẽ sống muôn đời với núi sông

Cám ơn anh những ngưòi chiến sĩ VNCH, đã hy sinh đời trai cho cuộc chiến chống xâm lăng của bọn CSVN. Nhân mùa Quốc Nạn 30.4.2013, người viết xin được ghi lại những nét hào hùng của các chiến sĩ Quân Lực VNCH đã tuẫn tiết trong những ngày chót của cuộc chiến, để không rơi vào tay giặc. Các anh đã hiên ngang đi vào hồn thiêng sông nuí!

CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT Đặng sĩ Vinh Thiếu tá BTL CSQG30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con:

20 thg 4, 2013

Hình xưa miền Nam VN những ngày gần 30/4/1975 (phần 4)

Miền Nam Việt Nam trong những ngày gần 30/4/1975

Tại những chiếc Hàng Không Mẫu Hạm trên biển đông










Hình xưa miền Nam VN những ngày gần 30/4/1975 (phần 3)

Miền Nam Việt Nam trong những ngày gần 30/4/1975

 Tại Dinh Độc Lập

Ngày 8 - 4 - 1975. Dinh Độc Lập bị dội bom, do tên phi công Nguyễn Thành Trung (việt cọng nằm vùng), lái chiếc A-37 ném bom .

Một trái bom rơi cạnh sân trực thăng trên nóc Dinh nhưng chỉ nổ phần đầu cắm xuống làm lún sạt một khoảng nhỏ .

Không đầy 10 phút sau, một toán cận vệ theo lệnh Tô/ng Thống đã đưa Đệ Nhất rời khỏi Dinh Độc Lập đề phòng cuộc chính biến, còn TỔng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục ở lại trong Dinh Độc Lập để điều hành quốc sự

Việc dội bom nầy xảy ra như báo hiệu điềm không lành , nhưng tất cả quân nhân các cấp trong Khối Cận Vệ vẫn giử trách nhiệm của mình còn ở lại trong Dinh Độc Lập cho đến ngày 30 - 4 - 1975.


Ngày 21 - 4 - 1975 Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và đọc diễn văn bàn giao chức vụ Tổng Thống lại cho Cụ Trần Văn Hương




Tổng Thống Trần Văn Hương Nhậm chức trưa ngày 21 - 4 – 1975

Hình xưa miền Nam VN những ngày gần 30/4/1975 (phần 2)

Hình xưa miền Nam VN những ngày gần 30/4/1975

 Tại Nha Trang

Ngày 31 - 3- 1975 tại phi trường Nha Trang


Trên chuyến bay cuối cùng rời khỏi phi trường Nha Trang ngày 31 - 3- 1975
Trong cuộc hổn loạn những người Lính VNCH không chỉ lo cho riêng bản thân mình mà còn giúp đở bảo vệ sự sinh tồn của người dân nhất là những em bé

Hình xưa miền Nam VN những ngày gần 30/4/1975

Miền Nam Việt Nam trong những ngày gần 30/4/1975 


Tại Ban Mê Thuột






- 2 giờ 20 sáng ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt bắt đầu nã pháo đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu .

- 4 giờ chiều ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt chiếm thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ...

- 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, trận chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa và cọng sản bắc việt được coi như kết thúc.

Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”. (Nguyễn Định, BMTNĐCC.) - theo nguồn Quốc Gia Hành Chánh

17 thg 4, 2013

Video tài liệu xưa : Madam Ngô Đình Nhu diễn thuyết tại đại học Fordham Newyork năm 1963

Ròm mới tìm thấy được 2 clip tài liệu xưa (tiếng Anh) về bà Ngô Đình Nhu (1963)

==> Madam Ngô Đình Nhu diễn thuyết tại đại học Fordham Newyork năm 1963 Part 1 & 2 

 
và thêm 2 clip tài liệu về cố TT Ngô Đình Diệm 


==> Ngô Đình Diệm on Geneva Agreement of 1954 

 
        Ngo Dinh Diem ( Le nham chuc Thu Tuong - 1954)

sau khi thâu về làm tư liệu ,Ròm giới thiệu lên đây để bà con cùng xem với Ròm .


______________________________________ 



13 thg 4, 2013

Hình xưa : Tháng 4 -2013 nhìn lại tháng 4 U Ám 1975






Trận chiến Phước Long tháng 1 năm 1975 thực chất chỉ là một trận đánh thăm dò của Cộng Sản Bắc Việt. Hà Nội muốn thử laị lần chót phản ứng của người Mỹ và độ dẽo cũa quân lực miền Nam trước khi hình thành kế hoạch tỗng tấn công mùa xuân 1975. Họ đã có ngay câu trả lời. Sự im lặng dửng dưng của người Mỹ, và sự khoanh tay thúc thủ của miền Nam nhìn Phước Long bị tràn ngập! Hà Nội đã tìm ra chân lý : Hoa Kỳ đã thực sự bỏ rơi miền Nam và quân lực VNCH trong tâm trạng bị bỏ rơi đã không còn khả năng xoay sở ! Kế hoạch tỗng tấn công miền Nam được chính thức hình thành sau trận Phước Long và Tây Nguyên được chọn làm khởi điểm cho cuộc tấn công



LD981 BCD chuẩn bị trực thăng vận vào Phước Long ngày 6 tháng 1 ,1975


Thị xã Ban Mê Thuột, tỉnh Darlac đã được Hà Nội chọn như điểm mở đầu chiến dịch, Tháng ba năm môt chín bảy lăm, tháng của định mệnh, nước mắt đắng cay và lửa máu!! Cơn bảo lửa của giặc đỏ đã đổập lên đầu những người dân vô tội tại miề
n Tây Nguyên gió núi lá ngàn xanh này !

Hình xưa : Việt+ Thảm Sát Học Sinh Tiểu Học Cai Lậy 1974

Qua những cố gắng không ngừng truy tìm các tài liệu, hình ảnh tội ác của Việt cộng, mãi cho đến đêm khuya ngày 23/2/2013,VietNamSaiGon đã may mắn tìm ra được một số hình ảnh liên quan đến vụ Việt cộng thảm sát học sinh Cai Lậy 1974. Và phục hồi lại các hình ảnh này vào trưa chủ nhật ngày 24/2/2013. Vụ thảm sát các em học sinh Trường Tiểu học Cai Lậy này đã làm bàng hoàng chấn động, gây ấn tượng mạnh trong dân chúng lúc bấy giờ, nhưng không được thế giới và nhiều người biết đến nhiều, cũng như không được báo chí nhắc đến. Ngay cả nhiều hình ảnh thảm sát này bị giới truyền thông quốc tế ém nhẹm không đưa lên báo chí, và không có trong các kho tài liệu hình ảnh lưu trữ phổ biến công cộng. Với những hình ảnh, chứng tích này hy vọng giúp các bạn trẻ và những ai chưa biết về (Thảm sát Cai Lậy), có thể dễ dàng hình dung lại một thời điểm lịch sử đau thương, kinh hoàng của đồng bào miền Nam gây nên bởi bọn Việt cộng tàn ác đang cai trị hiện nay. Tất cả những hình ảnh thảm sát này chúng ta nhìn được trong bài này ngày hôm nay, có phải chăng nhờ oan hồn các em đã hướng dẫn, run rủi để vietnamsaigon tìm thấy.!?? http://vietnamsaigon75.blogspot.com/2013/02/viet-cong-phao-kich-truong-tieu-hoc-cai.html Việt cộng pháo kích đạn cối 82mm vào trường tiểu học Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Tiến Giang. Lúc 2:55 trưa, ngày 9 tháng 3 năm 1974. Đúng ngay vào lúc các em đang trong giờ ra chơi .Giết chết 32 em học sinh và 55 học sinh khác bị thương. Trong sân Trường Tiểu học Cai Lậy có tấm bia đá kể tội ác VC sát hại học sinh vô tội. Sau ngày 30/4/1975, VC đã đập phá tấm bia lịch sử này. Hiện còn 3 người tận mắt chứng kiến cuộc pháo kích của VC sáng ngày 9/3/1974 vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Cai Lậy thuộc tỉnh Định Tường làm chết tại chỗ 29 em học sinh. Chính ba người này đã đích thân bồng các em bị thương đầy máu me lên xe cứu thương chở về Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa tỉnh Định Tường cấp cứu. Ba người này, 2 người hiện đang sống ở Westminster, California, Hoa Kỳ; 1 người hiện sống tại Jacksonville, Florida, Hoa Kỳ. Ps: Năm 1972 ,Việt cộng cũng đã pháo kích vào Trường Tiểu Học Cộng Đồng Song Phú quận Bình Minh tỉnh Vĩnh Long (gần Chi Khu Biệt Lập Ba Càng) giết chết nhiều em học sinh thơ dại.
 

Nguồn Gốc và Ý Nghĩa của tên SÀIGÒN

Nguồn Gốc và Ý Nghĩa của tên SÀIGÒN

Vietsciences-Nguyễn Ngọc Huy                 22/09/2005
 

 

I/ Nguồn gốc  và ý nghĩa của tên Sài Gòn

Trong "Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị" của ông Huỳnh Tịnh Của thì Sài tức là củi thổi, Gòn: tên loại cây cỏ bông nhẹ xốp, nhẹ hơn bông thường, trong Nam hay dùng để dồn gối, dồn nệm. Về địa danh Sàigòn thì Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị ghi: tên riêng của đất Chợ Lớn, bây giờ lại hiểu là đất Bến Nghé.
Ðịnh nghĩa Sàigòn của quyển Ðại Nam Quốc Âm Tự Vị cho ta thấy rằng tên Sàigòn trước đây dùng để chỉ vùng Chợ Lớn hiện nay, còn vùng mà ta gọi là Sàigòn hiện nay thì trước đây lại gọi là Bến Nghé. Ðiều này được xác nhận nhờ hai người Anh là Crawford và Finlayson đã đến vùng này năm 1922. Cứ theo lời những người này thuật lại thì Sàigòn và Bến Nghé (mà các tác giả trên đây viết là Bingeh hay Pingeh) là hai thành phố phân biệt nhau và cách xa nhau độ 1 hay 2 dặm, Bến Nghé là nơi đồn binh và đạt cơ quan chánh phủ, còn Sàigòn là trung tâm thương mãi và là nơi cư ngụ của người Hoa kiều và các thương gia (tài liệu của Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises tức là Tập san của Hội Cổ Học Ấn Hoa, năm 1942, tập số 2). Vậy, Sàigòn và Bến Nghé là hai thành phố phân biệt nhau và có hai tên khác nhau đàng hoàng, nhưng đến khi người Pháp chinh phục ba tỉnh phía đông Nam Kỳ năm 1861, họ dùng tên Sàigòn để chỉ đất Bến Nghé cũ, mà họ dùng làm trung tâm hành chánh, vì Bến Nghé là một tiếng khó cho người ngoại quốc phát âm hơn Sàigòn. Người Việt Nam bắt buộc phải theo họ mà gọi Bến Nghé là Sàigòn, còn vùng trước đó gọi là Sàigòn thì được gọi là Chợ Lớn theo một cái tên mà sử gia Phan Khoang trong bộ Việt Sử, Xứ Ðằng Trong, cho là dường như đã có từ đời vua Gia Long.

7 thg 4, 2013

Bản Tin Tức Cuối Cùng của Đài Phát Thanh Sàigòn ngày 29-04-1975

THÁNG TƯ ĐEN Hoàng Nguyên xin gởi lại bản tin cuối cùng của đài phát thanh VNCH nầy để chúng ta cùng nhớ lại ngày Quốc Hận 30-4-1975.
(Đoạn video nầy được ghép hình ảnh dài nguyên bản tin trên 11 phút)
   Xướng ngôn viên MAI THY
Bản Tin Tức Cuối Cùng của Đài Phát Thanh Sàigòn ngày 29-04-1975



 

6 thg 4, 2013

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và Trường Thiếu Sinh Quân QLVNCH

Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và Trường Thiếu Sinh Quân QLVNCH

 

ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN VÀ GƯƠNG ANH DŨNG CAN TRƯỜNG
CỦA TẬP THỂ THIẾU SINH QUÂN QLVNCH
VÀO NHỮNG NGÀY “QUỐC PHÁ GIA VONG”
30 THÁNG TƯ NĂM 1975.

LỜI MỞ ĐẦU :

Có rất ít người hiểu rõ những nét hào hùng của Thiếu Sinh Quân, nhất là trong thời cận đại 1954 đến năm 1956 rồi cho đến ngày 30 tháng 04 năm 1975. Họ là những đứa con trung thành với Tổ Quôc Dân Tộc, những cán bộ nòng cốt trung kiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, những chiến sĩ can trường “chống cộng” của Người Việt Quồc Gia. Từ trước tới nay đã trải qua bao thế hệ, Họ vẫn xứng đáng là “Những người con yêu của Đất Mẹ Việt Nam”. Chúng tôi xin tóm lược những sự kiện được dẫn chứng từ các tài liệu lịch sử được sưu khảo từ năm 1899 trong Văn Khố Pháp Quốc, và những sự kiện lich sử thời cận đại, từ năm 1956 đến năm 1975, đặc biệt là trong những ngày đau thương của đất nước Việt Nam, trước và trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, để chứng minh những điều của ”Lời mở đầu” trong tập tài liệu nói về “Thiếu Sinh Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà”.

Hình xưa :Việt Nam thời thuộc địa - "Đông Dương sâu kín" (L'Indochine Profonde)

Việt Nam thời thuộc địa

 Sơn nữ bán khoả thân, hồ Hoàn Kiếm có đến hai cây cầu, trẻ em tập đánh bốc... là một số hình ảnh độc đáo về Việt Nam thời Pháp thuộc.

Những hình ảnh này là hình minh họa trong cuốn sách có tựa đề "Đông Dương sâu kín" (L'Indochine Profonde) của tác giả Pháp J. P. Dannaud xuất bản năm 1962. Chúng được các nhiếp ảnh gia người Pháp như Raoul Coutard, Jean Lhuissier, Kim Khánh, Pierre Ferrari, Guy Defive... thực hiện trước năm 1954 tại nhiều địa điểm khác nhau ở Đông Dương.
Dưới đây là các hình ảnh được giới thiệu:
Vẻ nhộn nhịp trên đường phố Hà Nội.
Bức ảnh này cho thấy có thời điểm hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) có tới hai chiếc cầu dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cây cầu bên trái là cầu Thê Húc, cây cầu bên phải nhỏ hơn, được dựng sơ sài bằng các thân tre.

4 thg 4, 2013

Hình xưa : Vài hình về trao trả tù binh 1973 - " Trở về với cộng sản là tự sát"

 
Sự cố! Một danh từ mà phe Việt Cộng mang vào thủ đô Sài Gòn của chính quyền miền Nam VNCH ngay sau buổi trưa ngày 30-4-1975. Sự cố, nguyên là từ Hán Việt chỉ một việc vừa xảy ra (Chữ Sự thuộc bộ Quyết, chữ Cố thuộc bộ Phác) nhưng hầu như được hiểu là điều bất thường và không hay xảy ra trong một quá trình hoạt động nào đó: Máy có sự cố, có sự cố trên đường đi... (Đại Từ điển tiếng Việt, trang 1408). Ít người thuộc phía miền Nam VNCH biết đến danh từ này ngoại trừ những ai đã từng có thời gian làm việc, sống gần với phe Việt Cộng như trong các phiên họp, tù giam ở các nhà lao, nhà máy, khu vực doanh trại bộ đội...
Bài viết này, tác giả viết về các sự cố xảy ra ở những buổi trao trả tù binh cho phe Việt Cộng trong thời kỳ thi hành Hiệp Định Ba Lê 1973. Trước tiên, tác giả xin giải thích chữ Việt Cộng dùng trong bài viết là để chỉ chung Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam (tức Mặt Trận Giải Phóng và sau này họ cải danh là Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam (sau ngày 6-6-1969) nhưng ai cũng biết cả hai phe họ đều là một và đều do chính quyền Hà Nội chỉ huy).

Hình xưa : SAIGON - DÁNG CHỢ NĂM XƯA


SAIGON - DÁNG CHỢ NĂM XƯA


Sài Gòn hai trăm năm mươi chợ, kể sao cho vừa. Trong thời khó khăn, kinh tế lạm phát, siêu thị, trung tâm thương mại đại diện cho phái "chợ ngoại" tràn lan, thì chợ Việt truyền thống với những món hàng để nấu cơm ba bữa, cây nhà lá vườn, tự sản tự tiêu đang bị co cụm. Trào lưu đưa hàng Việt về chợ đang được chú ý.
Tết ta, dạo chợ Việt, sắm món ngon truyền thống, nhớ chuyện đất lề quê thói, như một việc tất yếu.
Những ngôi chợ Sài Gòn xưa dưới đây có cái còn, nhưng cũng có cái đã đi vào dĩ vãng. Ngoài chợ Bến Thành ở khu trung tâm quen thuộc, chúng ta hãy "dạo qua" và ngắm lại một số chợ nổi tiếng khác, có cách nay trên nửa thế kỷ.

1. Chợ Cầu Ông Lãnh: Từ bến ghe chành trở thành ngôi chợ vào năm 1872, đầu mối hàng thủy sản. Năm 1946, dẹp lò mổ heo, phát triển thêm chợ Cầu Muối, đầu ngành nông sản, biến đường Lò heo (đường Nguyễn Thái Học) thành bến xe.
Tháng 4/1999, chợ Cầu Ông Lãnh cháy rụi. Đến năm 2004, cả hai chợ bị giải tỏa để làm đại lộ bờ sông. Ông Lãnh có lẽ là Lãnh Binh Thăng, còn Cầu Muối là cầu chuyển muối từ ghe miền Trung chở vào.


2. Chợ Lớn cũ: Ra đời sau khi người Hoa từ Cù Lao Phố về đây lánh giặc Tây Sơn (1776). Ảnh này chụp đầu thập niên 1920. Địa danh Chợ Lớn phát xuất từ đây: ngôi chợ lớn nhất vùng... "Chợ Lớn". Sau khi lập Chợ Lớn mới (Bình Tây) thì chợ này bị dẹp bỏ vì quá tải.

Những bài đăng trong tầng lầu này