Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...
Liên kết với FB Nam Ròm để xem Hình Xưa Mời các bạn xem thêm Hình Xưa mà Ròm post mới trên mạng Net FB trước khi post vào Blog này .

28 thg 1, 2014

Phim xưa Trận Lụt miền Trung 1964 và cố TT Trần Văn Hương

Phim xưa Trận lụt miền Trung 1964 với lời kêu gọi của cố TT Trần Văn Hương 

Nói về cố TT Trần Văn Hương thì không thể quên được :

...

"Tôi xin phép từ chối. Tôi không nhận cái quyền công dân nầy. Dầu gì tôi cũng đã là người lãnh đạo miền Nam, trong khi binh sĩ, nhân viên các cấp, chỉ vì thừa lịnh của chúng tôi, mà giờ đây vẫn còn bị giam cầm trong các trại cải tạo, chưa được trả quyền công dân. Chẳng lý gì, tôi là người trách nhiệm, lại được trả quyền công dân trước..." (Lời cựu Tổng Thống Trần Văn Hương trả lời một cán bộ CS, khi họ đến nhà định làm lễ, quay phim "trả quyền công dân cho ông").
 ....
Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với dân chúng một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân mất nước.
......


TT Trần Văn Hương



27 thg 1, 2014

Chợ đêm Bến Thành 1969

Ngày Tết Sài Gòn năm xưa

 

ngay-tet-saigon-nam-xua-46
#52 – Chợ đêm Bến Thành 1969. Ảnh: cottmeyer’s gallery
ngay-tet-saigon-nam-xua-47
#53 – Chợ đêm Bến Thành 1969. Ảnh: cottmeyer’s gallery

23 thg 1, 2014

“Ai Đã Giết Người Dân Huế?” Câu Hỏi 40 Năm Chưa Trả Lời (RFA 02.02.2008)

Năm nay 2014 thì phải là 46 năm mới đúng , chỉ cần dùng từ khóa " thãm sát mậu thân 68 " sẽ thấy được biết bao nhiều là hình xưa và tài liệu trên Google .


“Ai Đã Giết Người Dân Huế?” Câu Hỏi 40 Năm Chưa Trả Lời

Thiện Giao, phóng viên đài RFA
Hôm nay, chúng tôi xin trình bày bài cuối cùng trong loạt bài gồm 5 phần, do biên tập viên Thiện Giao thực hiện, trong chương trình Tưởng Niệm Cuộc Thảm Sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Trong 4 phần trước, chúng tôi đã lần lượt điểm qua các giai đoạn của cố đô những ngày trước, trong và sau cuộc thảm sát.

19 thg 1, 2014

Danh Sách Cố Thủ Hoàng Sa 1974 (bị Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày 20-1-1974)

Danh-sách những  Quân-Nhân & Dân-Sự Trấn-Thủ Hoàng-Sa ngày cuối cùng.

(bị Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày 20-1-1974)

 

Tổng-số Quân-Nhân & Dân-Sự Trấn-Thủ cuối cùng ở Hoàng-Sa, bị Trung-Cộng bắt làm tù-binh ngày 20-1-1974 gồm có 49 người, chia ra như sau: 

- 14 quân-nhân Hải-Quân,

- 25 quân-nhân Địa-Phương-Quân

- 1 người Mỹ tên Gerald Emile Kosh,

- 5 người thuộc Quân-Đoàn I & Công-Binh,

- 4 nhân-viên Khí-tượng.

 

Ngày 27-1-1974, Trung-Cộng thả 6 người là Gerald Emile Kosh và 5 thương-binh Việt-Nam gồm: 1 Hải-Quân, 2 Địa-Phương-Quân, 1 Công-Binh & 1 Nhân-viên Khí-tượng 

Ngày 17 tháng 02 năm 1974, Trung-Cộng thả 43 người còn lại.

Danh-sách dưới đây là tài liệu riêng của ông Thuận Châu Phan Văn Khải, ghi nhận hồi tháng 2 năm 1974.

Sau 33 năm, nhiều chỗ đã bị mờ. Do đó, có thể tính danh của những người trong cuộc không mấy chính xác. Ông Thuận Châu mong quí vị thông cảm.

1/-Những SQ & BS Hải quân (1):

16 thg 1, 2014

Mậu Thân 1968, và những điều gian trá - Hai tấm hình, trong một ngày ở Sài Gòn

Mậu Thân 1968, và những điều gian trá

 -

Hai tấm hình, trong một ngày ở Sài Gòn


Thiện Giao/Người Việt
http://ttngbt.blogspot.de/2013/02/mau-than-1968-va-nhung-ieu-gian-tra.html


SÀI GÒN - Cùng một ngày, trong cùng một trận chiến, có hai hình ảnh được chụp lại. Hai tấm hình của hai sự kiện liên hệ với nhau lại có hai số phận rất khác nhau.




Tấm hình của hãng AP, chụp ngày 1 Tháng Hai, 1968 ở Sài Gòn: Cả gia đình 8 người của một sĩ quan VNCH bị Việt Cộng thảm sát.
Tấm hình thứ nhất, chụp ngày 1 Tháng Hai, 1968, của hãng AP, với lời chú thích: “Quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đứng bên các thi hài một cấp chỉ huy một trung tâm huấn luyện của quân đội miền Nam và gia đình ông sau khi quân đội miền Nam tái chiếm trung tâm từ tay Việt Cộng. Người chỉ huy, cấp tá, bị chặt đầu; vợ và sáu người con của ông bị bắn chết bằng súng máy. Vương vãi gần các thi hài là đồ chơi và thức ăn. Ở bên phải là các bao cát; những đứa trẻ trốn phía sau các bao cát này. (Hình: AP Wirephoto via radio from Saigon).”
Tấm hình này ghi lại một góc chiến trường Sài Gòn trong vụ Việt Cộng tấn công thành phố giai đoạn Tết Mậu Thân 1968, hiện nay có trên một vài website trên Internet, nhưng được rất ít người biết tới.
Cùng ngày này, một sự kiện khác cũng được chụp lại, rồi truyền đi khắp thế giới, là hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một chỉ huy Ðặc Công Việt Cộng ngay trên đường phố Sài Gòn. Theo Wikipedia, hôm ấy, Tướng Loan “nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của Tướng Loan, bị đặc công Việt Cộng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe có đặc công Việt Cộng bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ; hoặc do thượng úy đặc công đó đã tra vấn trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn ở trại Phù Ðổng Gò Vấp để lấy mật mã lái xe thiết giáp không được, dù đã giết gần hết cả gia đình của Nguyễn Tuấn gồm có 8 người...”
Tấm hình ấy gây không biết bao nhiều khó khăn cho Tướng Loan và gia đình ông.



Tấm hình của hãng AP, chụp ngày 1 Tháng Hai, 1968 ở Sài Gòn: Cả gia đình 8 người của một sĩ quan VNCH bị Việt Cộng thảm sát.
Tác giả tấm hình, nhiếp ảnh gia Eddie Adams, sau này viết trên tạp chí Time: “Vị tướng giết Việt Cộng; tôi giết vị tướng bằng máy chụp hình của mình. Nhiếp ảnh luôn luôn là vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào hình ảnh; nhưng hình ảnh nói láo mà không cần phải chỉnh sửa. Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật... Những gì mà tấm hình của tôi không nói ra là, ‘quý vị sẽ làm gì nếu chính quý vị đứng vào vị trí Tướng Loan vào thời điểm ấy, ở ngay chỗ ấy, vào cái ngày kinh hoàng ấy, và quý vị bắt được người gọi là kẻ ác sau khi hắn bắn chết một, hai, hay ba người Mỹ?’”
Vào ngày tang lễ Tướng Nguyễn Ngọc Loan, vẫn còn những lời lẽ nặng nề với ông liên quan đến những gì người ta thấy trên tấm hình, nhưng chính tác giả tấm hình, Eddie Adams, đã gởi vòng hoa viếng Tướng Loan cùng dòng chữ: “Tôi rất ân hận. Những dòng lệ đang đầy trên khóe mắt tôi.”


15 thg 1, 2014

Hình & Phim tài liệu xưa Mậu thân 68 với âm thanh của anh Việt Dzũng .

12:48 11/01/2013 post Entry này lần đầu .
Hình xưa : Xuân 2013 nhìn lại xuân 68 "Tết Mậu Thân" - tổng hợp hình xưa và những bài viết tài liệu liên quan .
___________________________
Gần tết năm nay 2014 xem lại Entry cũ ....và thêm vào phim tài liệu xưa Mậu thân 68 với âm thanh của anh Việt Dzũng .


QLVNCH Và Năm Mậu Thân - 1968




12 thg 1, 2014

Hình xưa Quả Phụ Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa 1974 Ngụy Văn Thà

Quả phụ Hoàng Sa 1974



Bà Huỳnh Thị Sinh cùng ông Ngụy Văn Thà lúc mới quen nhau . Ảnh: Võ Trâm


Bà Huỳnh Thị Sinh và ông Nguy VănThà trong ngày cưới - Ảnh: Võ Trâm


Bà Sinh trong đám tang chồng - Ảnh: Võ Trâm

11 thg 1, 2014

Tiểu-Sử Anh-Hùng Tử Sĩ Hoàng-Sa 1974


 
Huy Phương viết về "" Dec 14, '09 11:39 AM
"Người lính tận tụy, thi hành lệnh của cấp chỉ huy. Người lính không biết gì xẩy ra trong phòng hành quân, người lính không biết những chuyện gì được bàn luận trong phòng họp kín, người lính không biết gì về những âm mưu, những thế lực chính trị trong bóng tối. Người lính chỉ biết lao về phía trước, và để lại sau lưng vợ góa, con mồ côi."
 
 
 
Tiểu-Sử Anh-Hùng Hoàng-Sa 1974
Tiểu-Sử Anh-Hùng Ngụy-Văn-Thà
Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo, HQ.10
Tài-liệu của Khóa 12 Song Ngư
 Cấp bậc sau cùng : HQ Trung tá (truy-thăng)
Số Quân : 63A/700.824
Sinh ngày 16-01-1943 tại Sài-Gòn, nguyên quán Trảng bàng Tây ninh,

Hình xưa Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa HQ VNCH (vài hình tài liệu xưa)


 Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa HQ VNCH 1974
__________________

 Thiếu tá Ngụy Văn Thà và bà Huỳnh Thị Sinh
 




9 thg 1, 2014

Danh-Sách Anh-Hùng Tử-Sĩ Hoàng-Sa vài hình xưa (tài liệu)

Anh-Hùng Tử-Sĩ đã hy sinh Hoàng-Sa trong khi bảo vệ Tổ Quốc, chống trả lại sự xâm lăng của ngoại bang xâm lược, cần thiết phải được vinh danh. Hình ảnh chân dung của họ là những di vật quý hoá muôn đời sau.

_____________________________



Cố TT Nguyễn Văn Thiệu sau 75 tại Hoa Kỳ

Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lúc sinh thời sống tại Hoa Kỳ



5 thg 1, 2014

Trận hải chiến Hoàng Sa 1974

Trận hải chiến Hoàng Sa 1974

(Theo báo "NguoiVietOnline.com" và website Hải Quân "hqvnch.net" )


Bốn chiến hạm của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tham dự trận hải chiến Hoàng Sa bảo vệ lãnh thổ vào năm 1974. Chiến hạm HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp bị chìm tại trận, chiến hạm HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng 15 độ, chiến hạm HQ-5 và HQ-4 bị hư nhẹ. Gần 50 thủy thủ và hạm trưởng Ngụy Văn Thà của HQ-10 tử vong. Ngoài ra HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương.

Bối cảnh
Sau khi Pháp rút khỏi Ðông Dương, Việt Nam Cộng Hòa đã đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo này cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, được gọi là nhóm Nguyệt Thềm (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Ðức (Amphitrite group).
Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa đã có đài khí tượng do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Ðà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Năm 1956, hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo. Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản tuyên ngôn lãnh hải 4 điểm, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao gồm các đảo Ðài Loan, Ðông-sa/Tây-sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam-sa (tức Trường Sa của Việt Nam), đảo Macclesfield, quần đảo Bành Hồ (Pescadores).

Hình xưa về trận Hoàng Sa 1974 (tài liệu xưa)





Những bài đăng trong tầng lầu này